Thường sử dụng thảm cao su chống tĩnh điện cho các nhà máy sản xuất/lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử, các nhà máy có môi trường làm việc bị nhiễm tĩnh điện. Mục đích sử dụng thảm xanh chống tĩnh điện là để phân tán các hạt điện tích phát sinh trong quá trình làm việc, hoạt động của công nhân nhằm đảm bảo an toàn lao động, và bảo vệ các linh kiện/thiết bị tránh hư hỏng.
Tấm cao su chống tĩnh điện thường sử dụng để trải lên trên mặt bàn thao tác, mặt bàn làm việc, trải sàn,…trong các nhà máy sản xuất điện tử, các môi trường làm việc yêu cầu khắt khe về điện tích.
Tùy vào kích thước bề mặt cần sử dụng như thế nào mà ta tính toán và cắt dán cho phù hợp.
Đặc tính của thảm cao su chống tĩnh điện
Được sản xuất bằng chất liệu cao su với kỹ thuật lưu hóa cao su cùng với chất tĩnh điện, nhờ đó mà thảm có khả năng chống tĩnh điện.
Thảm cao su chống tĩnh điện có cấu tạo gồm hai lớp cao su mềm:
- Lớp trên có độ dày 0.5mm là lớp tĩnh điện, có màu xanh, đây là lớp giúp loại bỏ tĩnh điện hay còn gọi là phân tán điện tích trong thời gian 0.1 giây.
- Lớp dưới có độ dày 1.5mm là lớp truyền dẫn điện, có màu đen, là lớp cao su lưu hóa thông thường, có tác dụng truyền dẫn điện.
Hai lớp cao su kết hợp lại tạo thành thảm cao su chống tĩnh điện màu xanh, có tác dụng loại bỏ nhanh chóng điện tích phát sinh, chống các vật thể đặt trên mặt nhiễm điện như bản mạch, vi mạch,…
Thảm cao su chống tĩnh điện được sản xuất đóng gói làm 2 loại phổ thông
- Loại khổ 1m: kích thước 1mx10mx2mm tức là 10m2, trọng lượng 29kg đóng gói thùng carton
- Loại khổ 1,2m: kích thước 1,2mx10mx2mm tức là 10m2, trọng lượng 35kg đóng gói thùng carton
Tùy theo nhu cầu sử dụng khác nhau mà quý khách tính toán kích thước phù hợp để cắt dán lên bề mặt cần dán. Quá trình cắt nên dùng thước thẳng và dao cắt giấy, lấy thước thẳng và dao cắt giấy miết một đường theo kích thước cần cắt sẽ cho đường cắt đẹp nhất.
Cách dán: Nên dùng keo con chó hoặc băng dính 2 mặt. Nếu dùng keo con chó thì quét một lớp thật mỏng nhưng phải phủ kín đều trên mặt bàn và cà mặt dưới của tấm cao su, để khô tự nhiện 10 phút rồi tiến hành dán. Dán vuốt từ trên xuống dưới như dán tấm chống xước của màn hình điện thoại để tránh bọt khí tụ đọng
Tùy mục đích và tần suất sử dụng mà khách hàng có kế hoạch thay thế cho phù hợp. Theo khuyến cáo của chuyên gia nếu công nhân sản xuất 3 ca/ngày thì nên thay định kỳ 6 tháng/lần.